Quy trình sản xuất CAD/CAM

Công nghệ CAD/CAM trong nha khoa đã đem lại rất nhiều ưu điểm vượt trội trong sản phẩm phục hình răng toàn sứ.


cadcam-1.jpg

Kỹ thuật phục hồi mới trong nha khoa thẩm mỹ

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người vì thế cũng đa dạng hơn. Một trong những nét đẹp dễ được quan sát và thể hiện nhất chính là có một nụ cười đẹp, nó không những đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ, mà còn giúp cho bạn tự tin trong giao tiếp. Để có được nụ cười đẹp – tự tin ấy đôi khi cũng cần đến những kỹ thuật phục hồi trong Nha khoa thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do chưa có kỹ thuật CAD/CAM nha khoa thì việc phục hồi những răng nhiễm màu hoặc mẻ, vỡ sẽ rất tốn nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian của nhiều người. Vậy CAD/CAM nha khoa là gì và có những ưu điểm gì so với kỹ thuật làm răng sứ thông thường khác?

CAD/CAM được viết tắt từ Computer Aided Design (CAD) và Computer Aided Manufacture (CAM), đều thực hiện hoàn toàn tự động thông qua máy tính. Với việc ứng dụng CAD/CAM trong Nha khoa thì lĩnh vực phục hình răng toàn sứ đã đem lại nhiều ưu điểm vượt trội như: màu sắc, hình dáng của răng sứ, mặt dán sứ đẹp tự nhiên như răng thật, độ chính xác gần như tuyệt đối (độ chính xác được tính bằng Micromet – tiêu chuẩn quốc tế). Máy tính còn có phần mềm điều chỉnh khớp cắn nên sau khi gắn răng hầu như không có cảm giác lạ như các kỹ thuật phục hồi răng thông thường, vì thế ăn nhai sẽ thoải mái và cảm giác ngon miệng hơn.

cadcam-2.jpg

Những trường hợp nào có thể ứng dụng được kỹ thuật CAD/CAM?
Trường hợp răng bị sậm màu không thể tẩy trắng được, sâu răng quá lớn không thể trám được cần phải bọc nguyên thân răng, hoặc inlay, on lay (miếng trám gián tiếp)…Đặc biệt, trường hợp khách hàng có nhu cầu bọc lại răng cho trắng đẹp nhưng sợ bọc lên rồi không giống với hình dáng răng ban đầu, ngưới khác phát hiện mình làm đi làm răng thẩm mỹ, hoặc sợ không thể ăn nhai ngon và tự nhiên như lúc chưa bọc…thì nhờ kỹ thuật CAD/CAM mà bác sĩ và kỹ thuật viên có thể tạo lại hình dạng hoàn toàn như lúc ban đầu, còn màu sắc thì trắng và đẹp hơn (giống như là răng chỉ được tẩy trắng mà thôi). Một điều cần đặc biệt lưu ý là chỉ nên thực hiện các loại phục hình sứ cao cấp này cho các răng còn tủy sống.


Những sản phẩm răng sứ nào được làm theo theo kỹ thuật CAD/CAM?

Hiện nay Đại Tín Cercon Lab đang sử dụng sản phẩm sứ Cercon HT và Cercon thường chính hãng Dentsply, Sứ Vita Zirconia, Sứ Venus, Sứ Katana, Sứ Emax Zir Cad, Sứ Emax Empress CAD (chỉ định cho các lọai phục hình Veneer, Inlay, Onlay, chụp, cầu), được cung cấp bởi Tập đoàn vật liệu thiết bị nha khoa Ivoclar Vivadent, Dentsply, Degudent, Vita, Noritake... với nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm sứ khác về độ chính xác, thẩm mỹ tự nhiên như răng thật.



Ai có thể thực hiện được phục hình CAD/CAM?

Để thực hiện những sản phẩm thật sự tinh tế như thế này đòi hỏi phải là bác sĩ nha khoa nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phục hình răng được huấn luyện bài bản và làm việc trong môi trường nha khoa chuyên nghiệp, với đầy đủ các trang thiết bị cho việc chê tạo phục hình răng chuyên nghiệp.   

 

Quy trình thực hiện việc phục hồi răng bằng CAD/CAM như thế nào?

Khách hàng sau khi được tư khám tư vấn và đã đồng ý về kỹ thuật phục hồi răng bằng sản phẩm sứ Zirconia CAD sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Tại phòng điều trị nha khoa: Bác sĩ sẽ thực hiện các bước để có được hình dạng răng chi tiết nhất

- Chụp hình camera trước điều trị.

- Sửa soạn răng cần phục hình.

- Đo ni răng bằng cách lấy dấu trực tiếp hoặc dùng máy quét KTS.

- Đỗ thạch cao làm bản sao của răng hoặc lưu lại hình ảnh răng đã quét KTS.

- Trong thờ gian này bác sĩ sẽ ghi nhận màu răng.

- Sau đó chuyển tất cả mẫu hàm, dữ liệu của khách tới xưởng lab cho KTV thực hiện sản xuất phục hình. Trong thời gian chờ thực hiện phục hình tại xưởng lab, bác sĩ có thể thực hiện các dịch vụ khác cho khách hàng như: lấy cao răng -  đánh bóng; trám những răng bị sâu khác…

 

Tại xưởng lab: Các kỹ thuật sản xuất phục hình sử dụng các hệ thống CAD/CAM như hệ thống Sirona Dental System, CAD/CAM Cercon Cxpert, hệ thống CAD/CAM Arum 5X 200 thế hệ mới, hệ thống mấy Roland hoàn toàn tự động có xuất xứ từ Đức, Mỹ, Nhật.


- Nhận mẫu hàm và các dữ liệu khách hàng từ bác sĩ

- Kiểm tra mẫu hàm, xác định đường hoàn tất giới hạn của phục hình.

- Scan mẫu hàm phục hình bằng máy Scan laser 3 chiều (3D) chuyển dữ liệu (data) vào máy vi tính.

- KTV trưởng xưởng lab sẽ thiết kế phục hình bằng phần mềm chuyên dụng của từng hệ thống máy CAD/CAM, những trường hợp khó thì giai đoạn này cần có sự tham gia ý kiến của bác sĩ điều trị (vì bác sĩ là người đã quan sát được tổng thể gương mặt của khách hàng và đã lắng nghe được những mong muốn về hàm răng tương lai của mình nên việc thiết kế sẽ phù hợp hơn).

- Sau khi hoàn tất việc thiết kế, KTV chọn vật liệu sứ phù hợp với các thông tin yêu cầu về màu sắc, hình dạng phục hình.

- Đưa vật liệu sứ đã chọn vào máy mài của Sirona Dental System, chúng sẽ tự động mài khối vật liệu sứ thành phục hình sứ theo những dữ liệu KTV và bác sĩ thiết kế.

- Kiểm tra lần cuối cùng, hoàn tất bằng lớp sứ bóng rồi chuyển vào phòng điều trị để bác sĩ gắn cho khách. Những trường hợp làm nhiều đơn vị phục hình trên 1 khách hàng thì KTV còn thông qua 1 bước kiểm tra khớp cắn giá khớp và phần mềm kiểm tra khớp cắn chuyên dụng để khách hàng có thể ăn nhai thoải mái và tự nhiên hơn.



Trở lại phòng điều trị nha khoa

Với kỹ thuật CAD/CAM hiện nay thì bác sĩ cũng như khách hàng mất rất ít mất thời gian cho việc thử và điều chỉnh răng, thông thường là gắn ngay, sau đó kiểm tra tổng thể lần cuối và làm sạch cement gắn bị dư. Cement được sử dụng cho loại phục hình sứ này củng rất đặc biệt vì nó không bị đen, không làm đục phục hình sứ và không hại cho mô tủy của răng.




- Khách hàng có thể ăn nhai thử ngay sau khi gắn.

- Chụp hình camera lưu lại kết quả sau điều trị.


Đặt hàng online






Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE

1900 6476
024.730 76 996

Kinh doanh : 0812 886 588

Kinh doanh 0

Kỹ Thuật : 0915 003 927

Kỹ Thuật 0
Đang online:2
Tổng truy cập:1,388,260
  • Arcelor Mittal
  • Acerinox
  • Auto Kumbu
  • Posco
  • LSL
  • Acerinox